Trẻ khi lên 2 tuổi sẽ rất tò mò về thế giới xung quanh chúng. Chúng học tập và phát triển với tốc độ cực nhanh. Do vậy việc hình thành tính kỷ luật cho trẻ ở độ tuổi này xuất hiện nhiều khó khăn nan giải.
Tuy nhiên, nếu biết cách vận dụng những bí quyết dưới đây thì việc dạy trẻ 2 tuổi tính kỷ luật thực sự không hề khó.
1. Biết cách kích thích năng lượng của trẻ
Những đứa trẻ 2 tuổi giống như những nguồn phát năng lượng vậy. Tuy nhỏ nhưng nguồn năng lượng rất liên tục và căng tràn nếu biết cách khơi dậy. Chúng hiếm khi ngừng chạy, nhảy và nô đùa trừ khi qua mệt hoặc hết “hứng” chơi. Do vậy, bí quyết cho các bậc cha mẹ ở đây là hãy tìm ra các cách lành mạnh để khiến trẻ không ngừng hoạt động.
Chơi trong sân nhà, đi bộ trong rừng hay khám phá các bảo tàng cùng con. Đây là điều vô cùng tuyệt vời để thỏa mãn trí tò mò của chúng. Ít nhất là tạm thời. Dần dần, trẻ sẽ hiểu được đây là các hoạt động tốt. Trẻ có xu hướng muốn được trải nghiệm nhiều hơn nữa.
2. Thiết kế môi trường
Trẻ 2 tuổi quá hào hứng với thế giới xung quanh. Đến nỗi chúng không thể kìm hãm được thói quen chạm vào bất kỳ thứ gì đó. Thậm chí, chúng còn sẵn sàng vứt xuống sàn sau khi “chơi chán”. Rồi cười một cách hả hê khi thấy đồ vật vỡ tan tành. Ngoài ra, chúng cũng sẵn sàng trèo cầu thang mà chẳng hề sợ hãi.
Lúc này, nếu muốn bé kiểm soát tốt hơn sự bốc đồng của mình, bạn cần chủ động xây dựng một môi trường thật thân thiện với trẻ.
Chẳng hạn, hãy cất hết các đồ đạc dễ vỡ, dễ hư hỏng. Hoặc có thể gây nguy hiểm ra khỏi tầm với của trẻ. Sử dụng các dụng cụ an toàn bảo vệ cầu thang để hạn chế khả năng trẻ bị ngã. Sử dụng chìa khóa để khóa hết tất cả các phòng mà trẻ không nên vào.
3. Kiểm soát các mong đợi của bạn: Trẻ 2 tuổi không phải lúc nào cũng nghe lời
Mong đợi một đứa trẻ 2 tuổi ngồi ngoan ngoãn trên một chiếc ghế đẹp vào buổi tổi sẽ không thành hiện thực. Bởi vì phần lớn trẻ ở lứa tuổi này có khả năng kiên nhẫn chưa cao. Khoảng chú ý ngắn hạn của trẻ khá thấp.
Thế nên, tốt nhất là bạn nên tránh các tình huống khi mà trẻ phải ngồi yên quá lâu. Đồng thời, cần lưu ý trẻ có khả năng sẽ trở nên cáu kỉnh khi quá đói hoặc mệt. Hãy lập kế hoạch và lựa chọn các hoạt động một cách cẩn thận để ngăn chặn những vấn đề này.
4. Hướng dẫn con bằng hành động
Trẻ 2 tuổi khám phá mọi thứ bằng các giác quan của chúng – đặc biệt là xúc giác. Tuy nhiên, các kỹ năng vận động đang phát triển cộng với bản chất bốc đồng của chúng có thể khiến chúng trở nên lóng ngóng, vụng về. Thế nên, việc dạy con cách tiếp xúc với đồ vật một cách an toàn là điều rất quan trọng.
Nếu con đang đứng ngoài sân và bạn từ trong nhà nói vọng ra rằng “hãy vuốt ve chú chó thật nhẹ nhàng” thì cách này không hiệu quả. Bạn cần thể hiện cho con biết ý của bạn là gì.
Đặt tay của bạn lên tay của con và nhẹ nhàng vuốt chú chó. Sau đó, hãy nói “vuốt thật nhẹ nhàng” khi bạn làm như vậy. Hãy lặp lại điều này cho tới khi con thực sự có thể làm như vậy mà không cần sự trợ giúp của bạn.
Nếu muốn con làm điều gì, hãy chỉ cho con cách làm điều đó.
5. Thay đổi sự chú ý của con
Thay vì nói với con rằng con không thể đập thình thịch vào chiếc bàn thủy tinh thì hãy đặt tay con vào một chiếc hộp giấy và cho phép con đập thoải mái. Đánh lạc hướng con vào những thứ con có thể làm sẽ giúp con khai phá năng lượng theo cách hiệu quả hơn.
Bạn có thể sử dụng khoảng chú ý ngắn hạn của bạn như là lợi thế. Khi con khăng khăng đòi trèo lên chiếc tủ lạnh thì hãy bật một chút nhạc và bảo con nhảy cùng. Có thể con sẽ quên điều con muốn ngay khi đôi chân được di chuyển theo từng điệu nhạc.
6. Đặt ra giới hạn rõ ràng
Khi con khăng khăng đòi lại gần bếp lò đang nóng hay chạy vào bãi đỗ xe, hãy rõ ràng việc con không thể làm những thứ đó.
Tốt nhất là nói “không” và đưa ra lời giải thích ngắn về việc tại sao hành vi đó không an toàn. Đồng thời, kết hợp với giọng nói chắc chắn và cương quyết, “không được chạy” hay “bếp nóng lắm, không được chạm vào”.
Ngoài ra, bạn cũng nên thể hiện nét mặt sao cho con có thể hiểu rằng vấn đề rất nghiêm trọng. Có thể con chưa hiểu điều đó luôn nhưng sau này, con sẽ hiểu.
7. Nhất quán
Nếu hôm nay cho con dùng smartphone nhưng ngày mai bạn lại cho phép con sử dụng thì hai thái độ này chỉ làm con thêm nhầm lẫn.
Hãy nhất quán với sự kỷ luật của bạn. Con sẽ tiếp thu tốt nhất khi bạn thống nhất các giới hạn và áp dụng cùng một sự kỷ luật mỗi ngày.
8. Lến kế hoạch cho một ngày của con
Trẻ 2 tuổi cần một thói quen hàng ngày dễ dự đoán. Do vậy, hãy lập kế hoạch mỗi ngày càng chi tiết càng tốt.
Giờ nào ăn bữa chính, ăn snack, ngủ trưa, tắm và đi ngủ sẽ phải được lên kế hoạch. Khi trẻ hiểu rõ điều chúng mong đợi và khi nào nên mong đợi, trẻ sẽ được trang bị tốt hơn để đáp ứng các yêu cầu của bạn.
9. Khen ngợi con vì những hành vi đẹp
Đa phần các em bé 2 tuổi đều thích nhận được những sự chú ý tích cực. Thế nên, từ bây giờ khi bạn nói “con đã làm được rồi đấy!” và vỗ tay, bé sẽ có xu hướng làm những điều đó nhiều hơn. Bởi vì chúng biết, đó là các hành vi sẽ nhận được lời khen ngợi.
Hãy dành cho con bạn lời khen vì đã làm được những điều tốt. Nhờ đó, trẻ sẽ dần dần làm theo điều bạn muốn một cách chủ động.
10. Đừng sử dụng hình phạt thường xuyên
Không cho trẻ chơi đồ chơi một thời gian dài do vứt đồ bừa bãi hay áp dụng các hình phạt với trẻ đều là các hình thức dạy con không hiệu quả. Bởi lẽ, trẻ 2 tuổi chưa có khả năng hiểu rõ mối liên hệ giữa hành vi của chúng và tại sai chúng lại bị phạt như vậy.
11. Phớt lờ bé lúc bé cáu gắt
Cáu gắt, khó chịu là điều rất phổ biến ở trẻ 2 tuổi. Đôi khi, chọn phớt lờ hành vi này là cách tốt nhất mà bạn nên thử.
Đa phần trẻ 2 tuổi còn thiếu các kỹ năng sử dụng lời nói để có thể nói “con đang bực mình”. Do vậy, trong các trường hợp này, trẻ sẽ chọn khóc rống lên, gào thét hay nằm trên sàn nhà để thu hút sự chú ý của bạn.
Đừng vội chạy lại bên con và dỗ dành. Thay vì thế, bạn có thể thể hiện một thái độ rõ ràng rằng sẽ không cho con thứ con cần nếu vẫn cứ khó chịu như vậy. Bằng cách này, trẻ sẽ hiểu được hành vi gào thét của chúng là không phù hợp.
12. Thể hiện thái độ quyết đoán trước hành vi của trẻ
Bên cạnh sự cáu kỉnh thì đấm, đá, cắn hay kéo tóc cũng là hành vi phổ biến của trẻ 2 tuổi. Bạn cần phải làm rõ cho con rằng chúng đều không phù hợp.
Bạn có thể nói, “Không được đánh nhé, đánh đau lắm con”. Chú ý thể hiện thông điệp của bạn thật rõ ràng.
Hoặc nếu con của bạn cắn/đánh một em bé khác, hãy dành sự chú ý của bạn vào em bé đó. Bạn có thể nói, “cô xin lỗi vì Bo đã đánh con nhé”. Sau đó, ôm hôn em bé kia để con của bạn hiểu rằng hành vi của nó là không đúng.
13. Bình tĩnh
Nếu đã dạy con rất nhiều nhưng con vẫn không thay đổi thì bạn cũng không nên nổi nóng. Hãy thật bình tĩnh. Khi bạn làm hình mẫu cho con về việc kiểm soát cảm xúc của bạn theo cách lành mạnh, trẻ cũng sẽ nhanh chóng học được cách quản lý cảm xúc của nó.
Thở thật sâu, thư giãn khi cần thiết hoặc đếm đến 10 trước khi nổi giận. Đồng thời, dành thời gian nghỉ ngơi thật sự như thiền, tập yoga hoặc đi ra ngoài sẽ giúp bạn hiểu chính mình hơn, tránh trút cơn giận dữ lên con cái. Dạy con tính kỷ luật đòi hỏi tính nhẫn nại.